1. Thiên can là gì?
Thiên can (天干) là một khái niệm phong thủy có từ rất lâu đời, bắt nguồn từ văn hoá cổ của Trung Hoa. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, khái niệm này vẫn còn tồn tại và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống của không chỉ người Trung Quốc mà còn có cả các quốc gia ảnh hưởng của văn hóa phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên.
Người Trung Hoa xưa đã đúc rút ra được thuyết Thiên can – Địa chi ngũ hành và thuyết thái cực từ quá trình nghiên cứu tìm tòi về văn hóa dân gian. Thiên can địa chi thường được lấy để làm căn cứ suy luận giải tương lai và những sự kiện lớn của một đời người. Thuận theo Âm Dương ngũ hành, Thiên can cùng với địa chi được lập ra để xác định các giai đoạn hình thành và phát triển của vạn vật trên thế giới.
Theo đó, người xưa đã lập ra 10 Thiên can gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
2. Hệ thống 10 Thiên can gồm những gì?
– Số lượng Thiên can: Gồm 10 Thiên can theo thứ tự lần lượt là:
Trong 10 Thiên can này sẽ có một nửa là can Dương và một nửa là can Âm. Cụ thể như sau:
- 5 Thiên can Dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
- 5 Thiên can Âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
– Ngũ hành của Thiên can:
- Giáp thuộc Dương Mộc.
- Ất thuộc Âm Mộc.
- Bính thuộc Dương Hỏa.
- Đinh thuộc Âm Hỏa.
- Mậu thuộc Dương Thổ.
- Kỷ thuộc Âm Thổ.
- Canh thuộc Dương Kim.
- Tân thuộc dương Kim.
- Nhâm thuộc Dương Thủy.
- Quý thuộc Âm Thủy.
3. Thuộc tính và ý nghĩa của 10 Thiên can
Mỗi Thiên can lại có ý nghĩa tượng trưng riêng trong cuộc sống của mỗi người. Dựa vào đó có thể suy luận ra bát tự và tứ trụ và những chuyện trọng đại khác như cất nhà, mua xe hay kết hôn.
Thiên can | Thuộc tính | Ngũ hành | Phương hướng | Ý nghĩa |
Giáp | Dương | Mộc | Đông |
|
Ất | Âm | Mộc | Đông |
|
Bính | Dương | Hỏa | Nam |
|
Đinh | Âm | Hỏa | Nam |
|
Mậu | Dương | Thổ | Trung cung |
|
Kỷ | Âm | Thổ | Trung cung |
|
Canh | Dương | Kim | Tây |
|
Tân | Âm | Kim | Tây |
|
Nhâm | Dương | Thủy | Bắc |
|
Quý | Âm | Thủy | Bắc |
|
4. Mối quan hệ hợp – khắc của các Thiên can
– Các Thiên can tương hợp:
- Giáp (Dương mộc) và Kỷ (Âm Thổ) hợp hóa Thổ.
- Ất (Âm mộc) và Canh (Dương kim) hợp hóa Kim.
- Bính (Dương hỏa) và Nhâm (Dương thủy) hợp hóa Thủy.
- Mậu (Dương thổ) và Quý (Âm Thủy) hợp hóa Hỏa.
– Các Thiên can tương khắc:
- Giáp, Ất Mộc khắc Mậu, Kỷ và Thổ.
- Bính, Đinh Hỏa khắc Canh, Tân và Kim.
- Mậu, Kỷ Thổ khắc Nhâm, Quý và Thủy.
- Canh, Tân Kim khắc Giáp, Ất và Mộc.
- Nhâm, Quý Thủy khắc Bính, Đinh và Hỏa.
– Các Thiên can tương xung:
Ta sẽ có các cặp Thiên can tương xung như sau: Giáp – Canh tương xung, Ất – Tân tương xung, Nhâm – Bính tương xung, Quý – Đinh tương xung, Mậu Kỷ Thổ ở giữa do vậy không xung.
Giải thích: Với cặp Giáp – Canh tương xung: Do Giáp thuộc Dương Mộc là phía Đông, Canh thuộc Dương Kim là phía Tây, Dương và Dương cùng loại đẩy nhau, Kim và Mộc tương khắc. Bên cạnh đó, cả hai có phương vị trái ngược, do vậy đây là tương xung.
Cách tính Thiên can tương xung của các can còn lại sẽ được suy luận tương tự.
– Các Thiên can tương sinh:
- Dương sinh Âm, Âm sinh Dương chính là ấn: Giáp Mộc sinh Bính Hỏa, Ất Mộc sinh Đinh Hỏa, Bính Hỏa sinh Mậu Thổ, Đinh Hỏa sinh Kỷ Thổ, Mậu Thổ sinh Canh Kim, Kỷ Thổ sinh Tân Kim, Canh Kim sinh Nhâm Thủy, Tân Kim sinh Quý Thủy, Nhâm Thủy sinh Giáp Mộc, Quý Thủy sinh Giáp Mộc, Quý Thủy sinh Ất Mộc.
- Dương sinh Dương, Âm sinh Âm là Thiên ấn: Giáp Mộc sinh Đinh Hỏa, Ất Mộc sinh Bính Hỏa, Bính Hỏa sinh Kỷ Thổ, Đinh Hỏa sinh Mậu Thổ, Mậu Thổ sinh Tân Kim, Kỷ Thổ sinh Canh Kim, Canh Kim sinh Quý Thủy, Tân Kim sinh Nhâm Thủy, Nhâm Thủy sinh Ất Mộc, Quý Thủy sinh Giáp Mộc.
5. Cách tính thiên can theo ngũ hành năm sinh
Để có thể ứng dụng thiên can vào các việc như bói toán, xem vận mệnh thì trước hết bạn cần phải nắm được cách tính theo ngũ hành năm sinh.
5.1 Cách tính thiên can theo năm sinh
Tính Thiên can: Để có thể tính thiên can theo năm sinh, bạn chỉ việc lấy số cuối năm sinh, so sánh với bảng số thiên can dưới đây là sẽ ra được thiên can.
Canh | Tân | Nhâm | Quý | Giáp | Ất | Bính | Đinh | Mậu | Kỷ |
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Tính Địa chi: Đi cùng với Thiên Can sẽ là địa chi. Cách tính địa chi sẽ là lấy năm sinh chia lấy phần dư cho 12, số dư sẽ tham chiếu với bảng quy ước dưới đây:
Thân | Dậu | Tuất | Hợi | Tý | Sửu | Dần | Mão | Thìn | Tị | Ngọ | Mùi |
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
Ví dụ thực tế:
– Năm sinh 1995: Thiên can sẽ là Ất vì số cuối năm sinh là 5. Địa chi sẽ được tính như sau, lấy 1995 chia cho 12 còn dư 3. So với bảng tham chiếu sẽ là Hợi. Kết hợp Thiên can địa chi lại ta sẽ suy ra được năm sinh 1995 là năm Ất Hợi.
– Năm sinh 2000: Thiên can sẽ là Canh vì số cuối năm sinh là 0. Địa chi sẽ là Thìn vì 2000 chia cho 12 dư 8. Như vậy, năm 2000 sẽ là năm Canh Thìn.
5.2 Cách tính mệnh ngũ hành theo năm sinh
Nhắc đến ngũ hành là nhắc đến Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc, đây cũng là kết quả của sự kết hợp hài hòa Can – Chi. Mạng Ngũ hành còn có âm dương nên luôn đi liền nhau 2 năm liên tiếp tạo nên cặp Dương – Âm.
Dựa vào quy ước của thiên can, địa chi mà chúng ta có thể tìm ra được mệnh năm sinh của mình. Cách quy đổi chi tiết như sau:
Giá trị thiên can:
Giáp, Ất | Bính, Đinh | Mậu, Kỷ | Canh, Tân | Nhâm, Quý |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Giá trị địa chi:
Tý, Sửu, Ngọ, Mùi | Dần, Mão, Thân | Dậu Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi |
0 | 1 | 2 |
Giá trị ngũ hành:
Kim | Thủy | Hỏa | Thổ | Mộc |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
6. Ứng dụng của 10 Thiên can
Thiên can tựa như sơ đồ âm dương và ngũ hành, giúp bạn dự đoán được vận mệnh, tính cách của mỗi can. Nếu hiểu rõ về 10 Thiên can, gia chủ sẽ có cơ sở để đưa chúng vào ứng dụng trong đợi sống hàng ngày cũng như giúp bảo vệ sức khỏe tốt. Cụ thể ứng dụng của Thiên can như sau:
- Ứng dụng Thiên can trong bảo vệ sức khỏe
Sự vượng suy của Thiên can ngày sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận trong cơ thể. Dựa vào sự thịnh suy tuế vạn mỗi năm và bốn mùa, có thể biết được khi nào sẽ thịnh hành bệnh nào. Để từ đó ta có phương pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp.
Theo sách tàng khi pháp thời luận viết rằng: "Bệnh ở gan lành vào mùa hạ, mùa hạ không lành thì nặng vào mùa thu, mùa thu không chết, giữ đến mùa đông, bắt đầu vào mùa xuân… Người bệnh gan lành vào Bính Đinh, Bính Đinh không lành thì nặng vào Canh Tân, Canh Tân không chết thì giữ đến Nhâm Quý, bắt đầu vào Giáp Ất".
- Ứng dụng Thiên can vào cuộc sống hằng ngày
– Trong hôn nhân:
Dựa vào Thiên can để tính toán và lý giải vận mệnh, dự đoán tính cách của mỗi người. Thiên can cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới sự hài hòa và bền vững trong đời sống hôn nhân.
Quan niệm phong thủy tin rằng, các vật thể muốn tồn tại và phát triển cần có sự bổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Vì thế, trong hôn nhân, nếu hai người thuộc hai Thiên can tương sinh kết hôn với nhau thì đời sống vợ chồng không những hòa hợp, êm ấm, hạnh phúc mà công việc làm ăn hoặc sự nghiệp của người chồng (người vợ) cũng gặp nhiều suôn sẻ, thuận lợi, may mắn và dễ dàng đạt được thành quả nhất định.
– Trong việc kinh doanh, làm ăn:
Trong hợp tác làm ăn buôn bán, kinh doanh hay cộng tác trong công việc cũng vậy, việc chọn người hợp tuổi, hợp Thiên can để cộng sự là rất quan trọng.
Bởi theo quan niệm phong thủy, những người có Thiên can tương sinh với nhau có thể vừa bổ sung, vừa hỗ trợ cho nhau, thậm chí là kiềm chế những nhược điểm nhau để cùng vươn đến và đạt được mục đích chung. Do đó, họ sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn.
Ngược lại, nếu Thiên can mà xung khắc thì công việc làm ăn khó mà thuận lợi, suôn sẻ, thậm chí, nhiều trường hợp còn dẫn đến cảnh tán gia bại sản, mất cả cơ đồ.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về Thiên can là gì. Hy vọng thông qua đó bạn có thể hiểu thêm về khái niệm này và có thể ứng dụng trong cuộc sống của mình, giúp mọi việc trở nên suôn sẻ và may mắn hơn.
Source link: http://lichngaytot.com/tu-vi/kien-thuc-co-ban-ve-thien-can-ma-khong-nhieu-nguoi-biet-304-184445.html
0 Comments:
Post a Comment