Có thêm con nhỏ là thêm nhiều điều phải lo toan, nhiều mẹ bỉm sữa lúc này phải dành hết thời gian chăm con nhỏ mới sinh nên đến thời gian cho bản thân thậm chí chẳng còn bao nhiêu. Thế nhưng với những đứa con đầu lại thấy dường như mẹ quên mình thật rồi, mẹ yêu em hơn mình, trước đó mẹ còn yêu thương chăm sóc mình thế cơ mà, giờ lại đi quan's tâm em nhỏ.
Trẻ con thường suy nghĩ đơn giản là thế và dần dần tính cách cũng trở nên khó chiều, khó bảo, hay ghen tị với em. Những điều này thực sự khiến nhiều người làm mẹ phải "khó xử", là một mẹ bỉm sữa cũng đang trải qua điều tương tự, chị Hà Thị Quỳnh Anh đã có những tâm sự rất xúc động dành riêng tặng con trai Chấn Hưng nhân's dịp bé sinh nhật 2 tuổi.
Những tâm tư được chị viết bằng cả tâm lòng dành tặng con trai khiến nhiều người, đặc biệt là các mẹ bỉm sữa phải rưng rưng, xúc động:
"Hôm nay là ngày sinh nhật con tròn 2 tuổi nhưng con đã làm anh được gần 8 tháng. Ngày này 2 năm trước mẹ đang ôm con trong lòng và cảm ơn con vì đã đến thật kỳ diệu. Nhưng cũng ngày này 2 năm sau thì mẹ lại muốn nói với con một lời xin lỗi...
Có em, con bỗng chốc bị đẩy ra khỏi mẹ một cách đột ngột.
Nghe thật đau lòng, nhưng đó là sự thật. Một đứa trẻ còn chưa cai sữa, bỗng dưng phải xa mẹ hoàn toàn, ở cùng ông bà để mẹ đi sinh và chăm em bé. Mẹ chẳng thể tưởng tượng nổi tâm lý con lúc đó thế nào, vì bình thường chỉ lạc mẹ vài phút thôi con đã hốt hoảng tột độ. Chắc lúc đó con hẫng hụt lắm, khủng hoảng lắm...
Mẹ đi sinh và phải ở lại nằm viện hẳn một tháng trời. Con ở với ông bà vẫn vui vẻ lắm, vì con chỉ nghĩ đơn giản là một cuộc đi chơi; mà nào đâu biết rằng cuộc sống của con từ nay, sẽ hoàn toàn thay đổi.
Chị Quỳnh Anh hiện là mẹ của hai bé: Chấn Hưng, 2 tuổi và An Nhiên, 8 tháng
Mẹ xuất viện về nhà, lúc này những phản ứng mới bắt đầu dữ dội. Mẹ đứng ở đó, mà sao không bế con? Kìa trên tay's mẹ là ai vậy? Em bé là cái bụng tròn của mẹ cơ mà? Con chìa bàn's tay's bé nhỏ ra đòi mẹ bế. Nhưng mẹ lạnh lùng lờ đi, vì mẹ nghĩ phải quyết liệt để con quen thật nhanh chóng. Nhưng mẹ đã sai lầm.
Tại sao mẹ lại ác thế, tại sao lại gạt con đi trong khi ôm ấp gần gũi mẹ là nhu cầu và quyền của một đứa trẻ? Tại sao mẹ bỏ rơi con hoàn toàn, phó mặc cho ông bà khi con chưa tròn 1 tuổi rưỡi?
Thế là em bé của mẹ bắt đầu trở nên ủ dột, hay cáu giận, hay khóc thét và khủng hoảng. Người ngoài thì khỏi phải nói, nhưng bản thân mẹ yêu con nhường nào vẫn phải thốt lên: Thằng này hư quá. Con bị đánh giá là một đứa trẻ hư, ông bà còn sợ rằng đi học sẽ bị trả về vì cáu giận và khóc lóc...
Trẻ con không có lỗi, chỉ có người lớn chưa hiểu chuyện và không biết cách giáo dục's. Lâu dần rồi mẹ mới nhận ra, tại sao mình ác thế, tại sao lại tách con khỏi mẹ và nhận ra ai mới là người thiệt thòi nhất. Chính mẹ và người lớn đã tạo áp lực lên con. Bị tách khỏi mẹ là điều đau xót nhất từ loài vật cho đến loài người.
Mẹ vẫn ở đó mà mặc con có gào thét, khóc lóc thế nào, mẹ cũng nhất quyết để con với ông bà vì mẹ cho rằng điều đó là cần thiết để con nhanh chóng thích nghi. Tại sao mẹ ác thế!
Giá mà thời gian quay trở lại thời điểm mẹ mới sinh nhất định mẹ sẽ ngủ cùng cả 2 anh em. Dù có mệt vì chăm em nhỏ đến thế nào, mẹ cũng hi sinh tất cả thời gian nghỉ ngơi ít ỏi để dành cho con. Cố hết sức để cân bằng và bù đắp cho con những gì thiếu hụt.
Tâm sự cảm động của chị dành cho con trai khiến nhiều mẹ bỉm sữa khác đều đồng cảm
Chỉ vì chúng ta muốn bớt khó khăn cho bản thân, mà vô tình's gây áp lực mạnh mẽ đến anh-chị cả. Rồi rốt cuộc chính chúng ta là người phải giải quyết hậu quả: mè nheo, khóc lóc, thay đổi tâm tính thậm chí là ghét em và xu hướng bạo lực với em.
Vậy thì ngay từ đầu hãy ĐỐI MẶT với khó khăn đó đi. Đừng né tránh's để làm tổn thương một đứa trẻ đã từng cưng nựng, chiều chuộng hết lòng. Cách duy nhất để giải quyết là hãy tự mình chăm sóc cả 2 đứa trẻ. Đây thực sự là một cuộc cải cách và thích nghi với cả gia đình: bố mẹ sắp xếp lại giờ giấc, thay đổi thói quen sinh hoạt; anh-chị cả phải thích nghi với sự có mặt của em bé, em bé cũng phải dạn dĩ hơn và làm quen với một nhân's vật ồn ào... Càng để con gần gũi em, thì sự thích nghi sẽ diễn ra càng nhanh chóng. Con lớn sẽ học được cách chờ đợi mẹ ru em ngủ trước khi ôm ấp mình, con sẽ biết đi nhẹ nói khẽ khi mẹ ra hiệu rằng em đang ngủ, con sẽ phát triển tình's cảm với em và yêu thương em hơn... Còn mẹ, chăm một đứa trẻ sơ sinh đã cực kỳ stress, việc dành hết thời gian rảnh để cân bằng tình's cảm cho anh-chị lớn đòi hỏi mẹ phải gồng mình lên 200% công lực. Nhưng mình chắc chắn rằng, người mẹ nào cũng sẽ làm được. Đừng phó mặc con lớn cho ông bà hay người giúp việc, tội lắm. Dù có lớn thế nào thì có em, con vẫn bị khủng hoảng về tâm lý, con càng nhỏ thì khủng hoảng càng mạnh mẽ gấp nhiều lần.
Sau khi mẹ nhận ra sai lầm của mình, cũng may không quá muộn, con cũng đã có những thay đổi tích cực hơn. Con trở lên ôn hoà và dễ bảo hơn, đồng ý thoả thuận chờ đợi để được mẹ chơi cùng. Con quan's sát và học cách chăm sóc em, con đề nghị được vuốt ve hay bế em bé. Đáng yêu vô cùng.
Gia đình hạnh phúc nhà chị Quỳnh Anh
Được lên chức anh/chị là một điều tuyệt vời nhưng lại vô cùng thiệt thòi dù ở bất kỳ lứa tuổi nào. Con càng nhỏ thì lại càng đáng thương. Em bé không có lỗi và con lại càng không có lỗi. Cáu giận, quát mắng, hay đánh con chỉ là sự bất lực trong giáo dục's của người lớn. Các con cần được ôm ấp, cần thủ's thỉ, cần thương yêu và uốn nắn bằng tất cả tâm sức của bố mẹ.
Và thế là con ngoan ngoãn ôm chân mẹ ngủ, và tha thẩn chơi quanh quẩn trong phòng's mẹ và em bé. Con chấp nhận việc chia sẻ mẹ, dù ở giai đoạn mới chỉ hơn 1 tuổi, các bạn vẫn mè nheo lắm và độc quyền sở hữu mẹ là điều đương nhiên được công nhận.
Con thật sự đã thay đổi, hay chính con làm mẹ thay đổi?
Chúc mừng sinh nhật con! Chàng trai 2 tuổi ngoan ngoãn nhất của lòng mẹ!"
Nguồn: afamily .vn
0 Comments:
Post a Comment