Tiểu Mão (3 tuổi), sống tại huyện Hoa Liên (Đài Loan) bỗng nhiên mất thính lực nên được người nhà đưa đến bệnh viện khám. Sau khi bác sĩ kiểm tra, phát hiện ống tai của Tiểu Mão có dị vật tắc nghẽn, bác sĩ lần lượt gắp ra ráy tai dài 1cm và 2cm trong tai của Tiểu Mão.
Bác sĩ khoa nhi Trịnh Vĩnh Long cho biết: "Bé Tiểu Mão được đưa vào bệnh viện khám do có vấn đề về thính lực. Mỗi khi mẹ nói chuyện với em thì em đều không có phản ứng, khi tiến hành kiểm tra thì phát hiện ống tai của bệnh nhi tắc nghẽn ráy tai, đây chính là nguyên's nhân's ảnh hưởng đến thính lực".
Ống tai có cơ chế tự làm sạch nên ráy tai sẽ tự đào thải ra ngoài. Khi các bậc phụ huynh phát hiện tai của trẻ nhỏ bị tắc nghẽn ráy tai, không nên tự mình xử lý nhằm tránh's tổn thương ống tai non mềm của trẻ. Nếu các bậc phụ huynh bất cẩn trong quá trình gắp ráy tai cho trẻ có thể sẽ gây tình's trạng chảy máu, tổn thương niêm mạc tai, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tai".
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen dùng tăm bông ngoáy tai cho trẻ, đây là hành động sai lầm. Ngoáy tai bằng tăm bông có thể khiến ráy tai bị đẩy sâu vào trong ống tai gây ra tình's trạng tắc nghẽn ráy tai. Có nhiều cách làm sạch ráy tai, ngoài cách gắp ráy tai, có thể sử dụng thuốc nhỏ tai làm mềm ráy tai, giúp việc gắp ráy tai dễ dàng hơn.
Bác sĩ Trịnh Vĩnh Long nhắn nhủ: "Thông thường ráy tai sẽ tự đào thải ra ngoài nên các bậc phụ huynh không cần gắp ráy tai cho trẻ. Hơn nữa chức năng của ráy tai là bảo vệ ống tai ngoài, giảm lực tác động từ bên ngoài và ngăn cản côn trùng hoặc dị vật tiến sâu vào trong ống tai. Khi trẻ bị tắc nghẽn ráy tai gây ra tình's trạng mất thính lực hoặc đau tai, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khám".
Nguồn: Chinatimes
Nguồn: afamily .vn
0 Comments:
Post a Comment