Những món đồ chơi bắt mắt như laptop cho trẻ nhỏ hay điện thoại thông minh dành riêng cho các bé có thể phát ra các âm thanh vui nhộn được quảng cáo là giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, nhưng trên thực tế những đồ chơi lại phản tác dụng khi chúng khiến các bé ít tương tác với ba mẹ hơn, trong khi đây là một nhân's tố quan's trọng giúp phát triển khả năng nhận thức ở trẻ nhỏ.
Đây là kết luận của nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nhi khoa JAMA do HIệp hội Y khoa Mỹ phát hành. Các nhà khoa học thuộc trường đại học Bắc Arizona, Mỹ đã so sánh tác động của đồ chơi điện tử và đồ chơi truyền thống đến khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ.
Những trẻ chơi đồ chơi truyền thống có vốn từ phong phú hơn so với các bạn chơi đồ điện tử
Theo đó, những trẻ chơi với các loại đồ chơi truyền thống như bộ xếp hình bằng gỗ, những đồ chơi hình học nhiều hình khối màu sắc giúp trẻ nhanh biết nói và có vốn từ rộng hơn. Ngược lại, những đồ chơi điện tử dành cho trẻ nhỏ biết phát tiếng và có ánh sáng nhấp nháy thường có liên quan's đến việc trẻ nói ít hơn và các từ ngữ không đa dạng so với các bạn được ba mẹ đọc sách và cho chơi xếp gỗ. Cụ thể, nghiên cứu tiến hành trên 26 cặp ba mẹ với con cái ở độ tuổi từ 10 đến 16 tháng. Người tham gia được cung cấp 3 loại đồ chơi: đồ chơi điện tử (laptop cho em bé, nông trại biết nói, và một điện thoại cho trẻ nhỏ); đồ chơi truyền thống (khối xếp hình bằng gỗ, phân loại hình khối và các khối nhựa có hình ảnh); và 5 cuốn sách tranh về các loại động vật, màu sắc và hình dạng. Khi chơi với các đồ chơi điện tử, không chỉ các bé ít nói mà ba mẹ cũng không tích cực trao đổi với trẻ về nội dung trò chơi như với đồ chơi truyền thống và sách.
Các bé thường lười nói hơn khi chơi với các thiết bị như máy tính bảng hoặc điện thoại
Tại sao lại có hiện tượng này? Thật ra nguyên's nhân's rất đơn giản. Khi các bé tương tác với các thiết bị điện tử thì thường ba mẹ chỉ ở bên mà không tham gia vào nhiều và nếu có những tương tác ít ỏi giữa ba mẹ với trẻ thì chất lượng cũng không cao. Vì là ba mẹ để đồ chơi tương tác và nói chuyện với trẻ thay mình, khi các thiết bị điện tử phát ra âm thanh thì ba mẹ cũng ngừng nói. Trung bình khi có các đồ chơi điện tử thì bố mẹ nói khoảng 40 từ một phút, so với con số 56 từ một phút khi chơi đồ chơi truyền thống và 67 từ một phút khi đọc với sách.
Thêm nữa, với đồ chơi truyền thống, khi các bé chơi thì đồ chơi chỉ chiếm 10%, còn lại 90% là trẻ phải chủ động suy nghĩ mày mò. Với đồ chơi điện tử thì ngược lại, 90% là hoạt động của đồ chơi còn trẻ chỉ cần động não 10% mà thôi.
Vậy nên các mẹ đừng vì thấy con chơi ngoan với các đồ chơi điện tử mà lơ là nhé, vì không gì có thể bằng được ba mẹ dành thời gian chơi và trò chuyện với con đâu, vừa giúp con tăng cường nhận thức và khả năng ngôn ngữ, lại giúp gia đình gắn kết chặt chẽ hơn, gần gũi hơn.
Nguồn: SCMP, NYTimes
Nguồn: afamily .vn
0 Comments:
Post a Comment